HỘI THẢO KHOA HỌC “50 NĂM KỊCH HÁT DÂN CA NGHỆ TĨNH – XU THẾ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”

Cao Hải

      Sáng nay ngày 25 tháng 9 năm 2023, tại Khách sạn Sài Gòn Kim Liên thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An – Hội đồng Lý luận Trung ương – Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Kịch hát Nghệ Tĩnh – xu thế hội nhập và phát triển”. Hội thảo là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhân kỷ niệm 50 năm Kịch hát Dân ca Nghệ Tĩnh (1973 – 2023); 65 năm Sân khấu Cách mạng Nghệ Tĩnh (1985 – 2023).

PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ – Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Nghệ thuật Việt Nam

      Hội thảo nhằm khẳng định giá trị, đóng góp của sân khấu Cách mạng Nghệ Tĩnh và hiệu quả của Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh sau 50 năm hình thành, thể nghiệm, phát triển và thực trạng loại hình sân khấu này hiện nay. Đồng thời, đây cũng là một diễn đàn để tỉnh Nghệ An có cơ hội tham vấn ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận phê bình, nhà quản lý, đề xuất ý tưởng, giải pháp khả thi, hiệu quả để tiếp tục duy trì, xây dựng, phát huy nền Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với các loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc.

         Về tham dự Hội thảo có các đồng chí Đại biểu: PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ – Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Nghệ thuật Việt Nam; PGS -TS Trần Khánh Thành, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; TS. Nhà biên kịch Nguyễn Đăng Chương – Nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới, PCT, Kiêm tổng thư ký Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; TS. Bùi Đình Long – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Th.S Trần Thị Mỹ Hạnh – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Đại biểu đại diện Sở Ban, Ngành đoàn thể cấp tỉnh; Các Đ/c Nguyên Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao; lãnh đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở văn hóa và Thể thao, Lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An. Đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã về tham dự và tham gia đóng góp ý kiến, phản biện tại Hội thảo cùng phóng viên Báo, Đài về đưa tin.

         TS. Bùi Đình Long – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

           Th.S Trần Thị Mỹ Hạnh – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao

        Sau một thời gian làm việc tích cực, hiệu quả, hội thảo khoa học: “Kịch hát Nghệ Tĩnh – xu thế hội nhập và phát triển do tỉnh Nghệ An tổ chức đã thành công tốt đẹp. Chủ đề Hội thảo về nghệ thuật truyền thống gắn với mạch nguồn Ví Giặm, là một đề tài hay, có chiều sâu, đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý từ các cơ quan, đơn vị ở trung ương và 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, các trường học và đặc biệt là các văn nghệ sỹ gửi bài tham gia. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 40 bản báo cáo tham luận đa dạng về nội dung, có chất lượng của các quý vị đại biểu, các nhà nghiên cứu gửi đến Hội thảo. Trong khuôn khổ thời gian một buổi, Hội thảo đã được nghe ….. ý kiến phát biểu tâm huyết, thể hiện những mối quan tâm, trăn trở của các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý, văn nghệ sỹ ở trong và ngoài tỉnh đối với Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh.

Đoàn chủ trì Hội thảo

    Với mục tiêu đó các tham luận, ý kiến tại Hội thảo đã tập trung làm rõ các nội dung chính sau đây:

  1. Giá trị, vai trò, đóng góp của sân khấu cách mạng Nghệ Tĩnh và hiệu quả của loại hình Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh sau 50 năm hình thành, thể nghiệm, phát triển.
  2. Thực trạng sân khấu Nghệ Tĩnh và loại hình kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh hiện nay.
  3. Định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng, phát huy Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với các loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc.

     Theo chủ đề Hội thảo, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu, quản lý, hoạt động chuyên môn, bằng những luận giải khoa học, thực tiễn đã tập trung phân tích những vai trò, đánh giá tổng quan thực trạng và phân tích chi tiết giá trị, tiềm năng, sức sống của sân khấu Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh, làm rõ những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa việc bảo tồn và phát triển, đã đưa ra những sáng kiến, giải pháp, đề xuất rất cụ thể, có giá trị thực tiễn cao nhằm định hướng, áp dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng, phát huy Kịch hát Nghệ Tĩnh trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với các loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc, để góp phần phát triển văn hóa nghệ thuật tỉnh nhà, hướng đến khai thác ngành công nghiệp văn hóa,  tạo động lực cho phát triển Văn hóa – Kinh tế – Xã hội tỉnh Nghệ An.

    Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, không có điều kiện trình bày hết tất cả các bài tham luận tại hội trường, Ban Tổ chức ghi nhận sự đóng góp tâm huyết, trí tuệ gửi bài tham gia Hội thảo của các tác giả. Những bài tham luận, ý kiến tại Hội thảo là nguồn tài liệu quý giá, phục vụ cho công tác nghiên cứu, thể nghiệm, phát triển nghệ thuật Sân khấu Kịch hát Nghệ Tĩnh, đóng góp vào sự phát triển của Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nhà, phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển và góp phần trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  Tại Hội thảo, Lãnh đạo UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tham mưu chỉ đạo, phát huy vai trò của Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An cùng với các thế hệ văn nghệ sĩ tập trung nghiên cứu những đề xuất, sáng kiến quý giá nêu trên để tiếp tục phát triển Kịch hát Nghệ Tĩnh và Sân khấu Cách mạng Nghệ Tĩnh phù hợp với xu thế của thời đại.

   Trên chặng đường 65 năm Sân khấu Cách mạng Nghệ Tĩnh (1958-2023), 50 năm Sân khấu Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh (1973-2023), với một đội ngũ hùng hậu các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, diễn viên giàu tâm huyết, cùng với những đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học, nghiên cứu chúng ta có quyền hy vọng vào sự phát triển và những thành công ở chặng đường sắp tới.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon