Sức sống bền bỉ

Khi nghe tin tổ chức UNESCO vinh danh dân ca ví, dặm là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tất cả các anh, chị em nghệ sỹ chúng tôi cùng có chung một cảm xúc đó là xúc động và rất đỗi tự hào, là niềm hạnh phúc mà không có lời nào tả được.

Tiết mục Ví dặm: “Phường vải Đêm trăng”, trong buổi giao lưu do Báo Nghệ An

phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ tổ chức.

Tiết mục Ví dặm: “Lời dạy của Đức Khổng Tử” biểu diễn tại buổi giao lưu.

NSND Hồng Lựu và em Trần Thị Ngọc Trâm giao lưu nhân dịp UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm xứ Nghệ.

NSND Hồng Lựu: “Để dân ca trường tồn với thời gian”:

Khi nghe tin tổ chức UNESCO vinh danh dân ca ví, dặm là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tất cả các anh, chị em nghệ sỹ chúng tôi cùng có chung một cảm xúc đó là xúc động và rất đỗi tự hào, là niềm hạnh phúc mà không có lời nào tả được.

Khi tổ chức UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có nghĩa là thế giới gắn cho xứ Nghệ một trọng trách rất lớn lao. Đảng bộ và nhân dân xứ Nghệ làm thế nào đó phải phát huy bảo tồn hơn nữa ví, dặm của cha ông. Ngày xưa các cụ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu… là những người thực hành di sản và sáng tạo di sản rất lớn, để lại cho chúng ta kho tàng đồ sộ với những câu hát nổi tiếng. Để có những câu từ của ví, dặm mang tính bác học trong dân ca là nhờ sự tham gia của các tầng lớp trí thức. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tiếng hát ví, dặm của chúng ta cất lên để động viên các chiến sỹ ra mặt trận, động viên hậu phương tăng cường sản xuất thì hôm nay chúng ta phải thu hút được các lực lượng cùng tham gia giữ gìn, phát huy giá trị của dân ca ví, dặm. Nếu tất cả đồng lòng vào cuộc thì không có lý do gì mà ví, dặm của chúng ta không phát triển và trường tồn mãi với thời gian.
Em Trần Thị Ngọc Trâm – Lớp 8B, Trường THCS Hà Huy Tập – TP. Vinh:“Dân ca ẩn chứa bài học làm người”:
Từ nhỏ mẹ đã dạy cho em những câu hát dân ca. Em rất thích hát các làn điệu dân ca ví, dặm bởi vì trong đó ẩn chứa bài học làm người mà cha ông, các đấng sinh thành gửi gắm. Khi hát, em cảm nhận được hơi ấm của cha ông trao truyền. Do đó, em rất yêu dân ca và muốn cất lên những câu hát trữ tình, đằm thắm, sâu lắng đó. Tiếng hát, đó chính là tiếng lòng mình vậy…”.
Nghệ nhân Nguyễn Trọng Đổng (xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương): “Ở đâu có lao động, ở đó có dân ca”:
Dân ca ví, dặm rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân lao động xứ Nghệ. Ở đâu có lao động, ở đó có dân ca. Dân ta tự sáng tác lấy, để tự ca lấy, tự động viên nhau quên rét, quên mưa, cày cho chóng xong ruộng; để đấu tranh với các tầng lớp, các giai cấp phong kiến trước đây, cho nên mới sinh ra đàn hát theo phường, theo hội, phường vải, phường Đông, phường Tây… để cất lên câu hát “cho Tàu nó chạy cho Tây rùng mình, hát cho đổ cả triều đình”…   Bao nhiêu giai thoại của cha ông mình cũng bắt nguồn từ cái cái nôi Dân ca xứ Nghệ bên dòng sông Lam, sông La cho nên người dân Nghệ Tĩnh đi đâu là hát dân ca ở đó. Tôi rất mừng bây giờ đã có nhiều trường dạy hát dân ca, có nhiều em bây giờ hát dân ca rất hay.
Ông Hồ Mậu Thanh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH-TT-DL: Tạo mọi điều kiện để dân ca ví, dặm phát triển:

Sự kiện UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm xứ Nghệ không những là niềm tự hào của người dân xứNghệ mà nó còn chứng tỏ văn hóa xứ Nghệ đủ tầm để giao lưu và giao thoa sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính con người xứ Nghệ đã đưa Dân ca xứ Nghệ vượt khỏi tầm quê hương để đến với thế giới. Dân ca xứ Nghệ đã nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn người Nghệ, chính vì vậy con người Nghệ mới có thể trụ vững được trên mảnh đất khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, để đánh giặc, để giữ làng, để xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Để di sản này được trường tồn và phát huy giá trị trong đời sống văn hóa, xã hội, trước mắt ngành Văn hóa sẽ tập trung vào một số việc cụ thể như: Tăng cường đưa dân ca vào giảng dạy trong trường học; Đẩy mạnh phong trào toàn dân hát dân ca, tạo mọi điều kiện để xây dựng hệ thống câu lạc bộ dân ca ở các xã, phường, thị trấn và các huyện  để làm hạt nhân cho phong trào hát dân ca. Hiện nay kho tàng dân ca ví, dặm trong dân gian rất đồ sộ, rất phong phú và đa dạng, chúng ta chưa sưu tầm, chưa thống kê, bảo tồn được hết, do vậy chúng ta phải tiếp tục làm. Trước mắt là phải duy trì thi hát dân ca 1 năm 1 lần đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và 2 năm 1 lần đối với liên tỉnh. Quan trọng nữa là không quên làm công tác tôn vinh nghệ nhân. Hiện nay có 78 nghệ nhân được gửi danh sách lên UBND tỉnh nhằm chuẩn bị tôn vinh là nghệ nhân ưu tú, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để tôn vinh những người này, chính họ là những hạt nhân để chúng ta đẩy phong trào dân ca ví, dặm lên một bước mới đúng tầm của di sản.
Đức Chuyên – Hồ Quý (Ghi)
Dẫn nguồn từ Báo Nghệ An
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon