Giới thiệu CLB dân ca ví dặm xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu

CLB dân ca Ví Giặm xã Diễn Lợi được thành lập khá sớm, với những hội viên là hạt nhân văn nghệ hát dân ca và nghệ thuật diễn xướng. Quá trình sinh hoạt và biểu diễn của CLB gắn liền với các sự kiện kỷ niệm các ngày lễ kỷ niệm của địa phương và của huyện. Tổ chức tập luyện và truyền dạy cho hội viên như đoàn viên, các cháu học sinh có đam mê về dân ca Ví Giặm.

CLB Dân ca Ví Giặm xã Diễn Lợi hiện tại có 02 NNUT:

  1. Bà HOÀNG THỊ NĂM

Nghệ nhân Hoàng Thị Năm sinh năm 1965 tại xóm 4, xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh. Lĩnh vực được phong: Nghệ thuật trình diễn dân gian Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

– Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian về dân ca Ví, Giặm Nghệ tĩnh;

– Thời gian thực hành di sản: Từ năm 1979 tới nay (35 năm); Đã trao truyền được cho 486 người qua nhiều thế hệ;

– Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật: Có trí thức và thực hành nhuần nhuyễn về các làn điệu Dân ca Ví, Giặm Nghệ tĩnh và đạt nhiều giải thưởng; Dàn dựng  các hoạt cảnh, hoạt ca, tiểu phẩm.

– Thành tích nổi bật về thực hành DSVHPVT: Được tặng nhiều giấy khen, giải thưởng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Diễn Châu, UBND xã Diễn Lợi trong các Liên hoan, Hội diễn dân ca hàng năm; Được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian Việt Nam theo Quyết định số 38/QĐKT-VNDG, ngày 01/07/2013; Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu «Nghệ nhân ưu tú» theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN, ngày 13/11/2015.

  1. Ông HOÀNG VĂN LỢI

Nghệ nhân Hoàng Văn Lợi sinh năm 1954 tại xóm 4, xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh. Lĩnh vực được phong: Nghệ thuật trình diễn dân gian Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

– Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian về dân ca Ví, Giặm Nghệ tĩnh;

– Thời gian thực hành di sản: Từ năm 1970 tới nay (45 năm); Đã trao truyền được cho 430 người qua nhiều thế hệ;

– Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật: Nắm vững và sử dụng thành thạo các loại hình dân ca Ví, Giặm như: Ví đò đưa,Ví Sông La, Ví phường vải, Ví giận thương, Giặm cửa  quyền, Giặm nối, Giặm Đức Sơn, hò nghệ, hát khuyên… Bên cạnh đó còn biết trình diễn dân ca chèo, cải lương, tuồng rất tốt;

– Thành tích nổi bật về thực hành DSVHPVT:Được UBND tỉnh tặng giấy chứng nhận, UBND huyện Diễn Châu tặng giấy khen; Được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian Việt Nam theo Quyết định số 38/QĐKT-VNDG, ngày 01/07/2013; Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu «Nghệ nhân ưu tú»  theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN, ngày 13/11/2015.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon